Quy mô Kinh_tế_Mông_Cổ

Kinh tế Mông Cổ tập trung vào nông nghiệp và khai thác mỏ.[5] Mông Cổ có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, và đồng, than, môlípđen, kẽm, tungsten, và vàng chiếm một phần lớn sản phẩm công nghiệp. Nhờ vào nhu cầu khoáng sản không ngừng tăng của láng giềng Trung Quốc. Việc xuất khẩu khoáng sản đã giúp Mông Cổ trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.[6]

Đa số dân cư bên ngoài các khu vực đô thị sinh sống bằng chăn thả tự cấp tự túc; các loại gia súc chủ yếu gồm cừu (cừu Mông Cổ), , trâu bò, ngựa (ngựa Mông Cổ), và lạc đà hai bướu. Các sản phẩm lương thực gồm bột mì, lúa mạch, khoai tây, các loại rau, cà chua, dưa hấu, sea-buckthorn cỏ cho gia súc. GDP trên đầu người năm 2006 là $2,100.[7]

Hơn một thập kỷ trước, đất nước này xơ xác và bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự sụp đổ của Liên Xô. Phần lớn người dân nước này, ngoài những lúc chăn nuôi gia súc và ủ men cho sữa chua, không biết làm gì khác mặc dù đất nước này có tiềm năng của những mỏ khoáng sản rộng lớn, Người Mông Cổ từ trước tới nay vốn sống trên một kho than đá, đồng và vàng khổng lồ.[6]

Dù GDP đã tăng ổn định từ năm 2002 ở tốc độ 7.5% theo một ước tính chính thức năm 2006, nước này vẫn đang phải cố gắng để giải quyết một khoản thâm hụt thương mại khá lớn. Một khoản nợ nước ngoài lớn ($11 tỷ) với Nga đã được chính phủ Mông Cổ giải quyết năm 2004 với một khoản chi trả $250 triệu. Dù có tăng trưởng, tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ ước tính là 35.6% năm 1998, 36.1% năm 2002–2003, 32.2% năm 2006,[8] và cả tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát đều khá cao ở mức 3.2% và 6.0%, (năm 2006) Đối tác thương mại lớn nhất của Mông Cổ là Trung Quốc. Ở thời điểm năm 2006, 68.4% xuất khẩu của Mông Cổ là sang Trung Quốc và Trung Quốc cung cấp 29.8% nhập khẩu của Mông Cổ.[9]

Thị trường Chứng khoán Mông Cổ, được thành lập năm 1991 tại Ulan Bator, là thị trường chứng khoán nhỏ nhất thế giới xét theo tư bản hoá thị trường.[10][11] Hiện có hơn 30,000 doanh nghiệp độc lập tại Mông Cổ, chủ yếu tập trung quanh thành phố thủ đô. Tuy vậy, kinh tế Mông Cổ đang trải qua thời kỳ lạm phát cao nhất trong hơn 1 thập kỷ, với sự gia tăng chi phí của nhiên liệu và thực phẩm ngày càng tăng. Nga cung cấp cho Mông Cổ 95% lượng dầu khí sử dụng trong nước cũng như một con số khổng lồ về điện năng và hơn 70% xuất khẩu của Mông Cổ sang Trung Quốc đã khiến nền kinh tế Mông Cổ chịu nhiều nợ nần, phụ thuộc vào các nước láng giềng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh_tế_Mông_Cổ http://www.efinancialnews.com/content/1047180747 http://www.iht.com/articles/2006/09/19/bloomberg/b... http://vnexpress.net/gl/the-gioi/cuoc-song-do-day/... http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/cuoc-song-do... http://www.doingbusiness.org/data/exploreeconomies... http://www.jamestown.org/publications_details.php?... http://www.worldbank.org/en/publication/global-eco... https://www.cia.gov/library/publications/the-world... https://www.cia.gov/library/publications/the-world... https://www.cia.gov/library/publications/the-world...